09:59 03/04/2013
Nhưng tự bản thân chúng, những logo này có những phẩm chất bẩm sinh và hữu hình làm cho chúng trở nên dễ ghi nhớ và dễ phân biệt hơn trong hàng loạt những biểu tượng của những công ty khác. Những phẩm chất này có được từ những chi tiết thiết kế, nghệ thuật sắp đặt và từ các cuộc nghiên cứu nghiêm túc.
Sau đây ta sẽ liệt kê những phẩm chất vừa được đề cập ở trên và cùng giải thích chúng phối hợp, bổ trợ nhau như thế nào để làm nên một logo độc nhất và khó quên.
1. Đơn giản
Đơn giản là một đặc điểm mà tất cả những logo hay phải có. Logo được design “sạch” luôn dễ thu hút mọi người và dễ ghi nhớ hơn những logo rườm rà.
2. Cân đối
Logo có thể thực hiện chức năng truyền thông và thể hiện của nó một cách độc lập. Bạn hãy nhớ rằng logo phải luôn hài hòa khi được đặt trên danh thiếp cho đến bảng hiệu lớn. Cho nên một logo quá dài hoặc quá cao sẽ gây khó khăn cho bố cục thiết kế, đồng thời trở nên khó đọc khi nó được thu nhỏ hay phóng lớn.
3. Ít màu
Không phải ngẫu nhiên mà những logo có 1 hoặc 2 màu chiếm đến 80% trong số những logo được nhận biết nhiều nhất trên thế giới. Điều đó cho ta thấy sự thực là có ít logo hay được design với hơn 3 màu bởi vì logo dễ bị khuấy động hoặc nhiễu, đặc biệt khi nó bị đặt trong không gian có nhiều màu sắc khác. Điều này sẽ cho thấy tính thống nhất trong thông điệp của logo.
4. Font chữ dễ đọc
Một logo với một kiểu chữ trau chuốt tỉ mỉ, phức tạp hoặc cầu kỳ có thể ra vẻ ưu tú. Nhưng một logo hay ở chỗ nào khi không ai đọc ra? Làm sao cho font chữ vừa độc đáo vừa dễ đọc mới là khó. Trong hầu hết logo, hai phần ba sử dụng font sans serif (những font không có chân như Arial, Veranda…), một phần ba còn lại dùng font serif (những font có chân như Times New Roman, Garanmond…).
5. Tính thực tế (kinh tế), hữu dụng và thích ứng
Những yếu tố này thể hiện ra sao? rất đơn giản, bạn hãy hình dung như sau:
6. Tính độc nhất
Chức năng quan trọng nhất của logo là để phân biệt công ty sở hữu nó với đối thủ một cách rõ ràng. Điều này có nghĩa là logo phải duy nhất không na ná để có thể đăng ký bản quyền.
7. Phù hợp với quy ước ngầm trong lĩnh vực hoạt động
Thông thường có sự nhất quán giữa các logo của những công ty trong lĩnh vực nào đó. Thông qua tục lệ này khách hàng dễ dàng nhận ra công ty bạn làm gì và bán những gì hơn. Điều này không có nghĩa bạn phải hy sinh tính độc đáo của logo công ty. Mà đây cũng một là đặc điểm mà bạn và công ty thiết kế logo nên lưu ý những mẫu logo trong cùng một ngành nghề để có những điểm tương đồng nhất định. Người ta thường nói “mua có phường, bán có hội”, câu này cũng đúng trong trường hợp này.
Ví dụ, bạn có nhận thấy màu chủ đạo cho logo của các hãng IBM, Dell, Hewlett Packard và Intel là màu xanh dương? Mà xanh dương khiến người ta liên tưởng đến sự ổn định và tiến bộ, và đã từ lâu nó đã trở thành “tiêu chuẩn” của ngành kỹ thuật cao.
Và các câu lạc bộ bóng đá, bạn có thấy biểu tượng của họ giống huy hiệu của những gia tộc có truyền thống lâu đời mà cầu thủ cũng như các cổ động viên khi khoác lên chiếc áo thi đấu đều cảm thấy tự hào và đầy sức mạnh.
8. Thể hiện hoặc phù hợp với tính cách của công ty
Cuối cùng, một logo cũng nên thể hiện định danh của công ty. Chúng ta là ai? Chúng ta làm gì? Chúng ta làm việc như thế nào? Và chúng ta muốn thế giới nhìn mình ra sao.
Cách tốt nhất để trả lời cho câu hỏi này là bạn hãy nghĩ đến công ty như là một nhân vật có cá tính. Nên có những cá tính gì? Chẳng hạn bảo thủ hay táo bạo? Cổ truyền hay hiện đại, tinh vi hay vui nhộn? Nghiêm túc hay kỳ quái? Khi bạn đã thu hẹp những đặc điểm mô tả về công ty thì bạn có thể bắt đầu tìm kiếm hình ảnh, màu sắc, font chữ hay nhất để thể hiện những đặc điểm đó.
Có thể khẳng định rằng một logo hay có tất cả những yếu tố nêu trên. Những yếu tố này được kết hợp với nhau một cách hài hòa, và kết quả là một hình ảnh được sáng tạo ra để khách hàng không thể chóng quên.
Thegioiinan.vn tổng hợp